Cuối năm 2022, Ngọc (35 tuổi) về quê dựng lại xưởng chế biến mãng cầu cũ sát nhà, thuê các cô, các chị trong xóm sang làm sau khi đào tạo họ các kỹ năng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách nhà 200 m là vườn mãng cầu của người cha quá cố để lại, đang cho trái trĩu cành.
Những quả chín được Ngọc hái, mang về xưởng chế biến thành các dòng sản phẩm trà, nước cốt và mãng cầu sấy dẻo. Vừa là một nông dân thực thụ, chàng trai 8X còn tìm đối tác bán hàng, kinh doanh, tìm thêm cơ hội xuất khẩu sản phẩm từ loại trái mãng cầu.
Hơn 20 năm trước, cha của Ngọc được người quen tặng một trái mãng cầu nhưng không nỡ ăn, mang ra cầu Mỹ Thuận bán. Khách hàng ưa chuộng, ông tìm đến nhà vườn mua về bán, đồng thời đốn bỏ một ha nhãn chuyển sang trồng loại quả vị chua ngọt.
10 năm trước Ngọc bán trái cây lề đường ở thành phố Long Xuyên (An Giang). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Dù tìm hiểu kỹ nhưng vườn mãng cầu của lão nông miền Tây chịu cảnh "được mùa mất giá", giá chỉ còn 3.000 đồng mỗi kg. Cả nhà lớn bé túa ra chợ bán mãng cầu. Khi đó Ngọc mới học lớp ba, người gầy gò, theo mẹ bán từ chợ Sa Đéc đến chợ Long Xuyên.
Chiều hai mẹ con đèo nhau trên xe máy cũ chở ra chợ bốn giỏ mãng cầu hơn trăm ký. Bán không hết, hai người trải tấm bạt mỏng, giăng mùng ngủ ven đường, sáng hôm sau bán xong mới về. "Mãng cầu nhanh chín lắm, mấy trái chín gục bán cho các hãng làm kem giá rất rẻ", Ngọc nhớ lại.
Năm 18 tuổi, chàng trai miền Tây lên TP HCM làm công nhân may, lương chỉ đủ sống. Mỗi lần về quê, anh mang theo đôi ba chục kg mãng cầu bán cải thiện cuộc sống. Năm 2013, công ty may đóng cửa, Ngọc đầu quân cho xưởng gia công nón cho hãng thời trang nổi tiếng. Từ công nhân, nhờ chịu khó và nhanh nhạy, anh được điều chuyển sang bộ phận thương mại, thu nhập mỗi tháng 30 triệu đồng.
Khi thăng chức phó phòng xuất nhập khẩu, Ngọc được cử đi học lớp nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Dù khá giả, anh vẫn yêu thích công việc bán mãng cầu cho người quen và các đầu mối ở chợ nông sản. Nặng lòng với trái gắn bó suốt tuổi thơ, anh bỏ việc về quê khởi nghiệp với suy nghĩ "không thể cứ làm thuê mãi".
Năm 2016, gom hết số tiền dành dụm khoảng 600 triệu đồng, chàng trai 8X về quê xây nhà, mở xưởng chế biến mãng cầu cạnh bên, nhập thiết bị máy móc. Chưa đầy hai tháng, tiền vốn hết sạch nhưng các mẻ sản phẩm làm ra đều không đạt, phải đổ bỏ.
Quý Ngọc làm lại từ đầu với các sản phẩm chế biến từ mãng cầu. Ảnh: Ngọc Tài
Sau khi thay đổi công thức, nghiên cứu cải tiến quy trình nước cốt mãng cầu, mãng cầu sấy lần lượt ra đời, anh chào bán hội chợ triển lãm. Để đủ nguồn hàng, chàng trai quê Lai Vung ký kết hợp đồng bao tiêu với nhà vườn. Hàng ra bao nhiêu bán hết bấy nhiêu. Mãng cầu do xưởng của Ngọc chế biến xuất sang 5 quốc gia: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc, Brunei.
Năm 2018, thành công nối tiếp thành công, Ngọc được truyền thông săn đón sau các cuộc thi khởi nghiệp, Shark Tank Việt Nam... Ngọc kêu gọi vốn, tiến hành cổ phần, mang hết tài sản cùng tiền nông sản gần hai tỷ đồng nhận lấy suất đầu tư 9 tỷ đồng, bản thân chỉ giữ 10% cổ phần.
Một thời gian ngắn, sản phẩm được chào đón ở hàng loạt chuỗi siêu thị trong và ngoài nước nhưng từ đây những mâu thuẫn nội bộ dần phát sinh. Không thể dàn xếp những bất hoà trong chiến lược vận hành công ty, Ngọc dứt áo ra đi, trong người không một đồng dính túi. Lúc này Ngọc lại nghĩ về những việc đã qua, nhận ra bản thân quá ngông, không nhận ra sai lầm của bản thân.
"Lần sa cơ này, bài học lớn nhất với tôi là khởi nghiệp không phải màu hồng cũng không dành cho những ai mới vấp ngã đã bỏ cuộc", anh nói. Năm 2021 khi Sài Gòn cách ly nghiêm do Covid-19, Ngọc cạo đầu, nương nhờ cửa Phật để tĩnh tâm, rèn dũa bản thân. Sau khi thành phố dỡ bỏ giãn cách, Ngọc về nhà, sà vào lòng mẹ tìm hơi ấm, niềm tin để bước tiếp
Xưởng sản xuất của Ngọc tạo cơ hội việc làm cho người dân địa phương có thêm thu nhập. Ảnh: Ngọc Tài
Do còn vướng những vấn đề pháp lý với công ty cũ, Ngọc không thể làm mãng cầu, lần mò làm các sản phẩm khác như nước khử mùi cá thịt, các sản phẩm chế biến từ trái cà na. Dù không thành công như mãng cầu nhưng giúp anh nuôi nhiệt huyết, giữ kết nối với những mối quan hệ kinh doanh.
Bốn tháng gần đây, khi các vấn đề pháp lý được tháo gỡ, anh chính thức trở lại với quả mãng cầu - loại quả 8X gắn bó ngày nhỏ, luôn thôi thúc bản thân mang mãng cầu vươn xa. Lần đầu tiên chàng trai 8X vay vốn để khởi nghiệp lần hai, dần lấy lại thị trường trước kia.
Ông Huỳnh Văn Cần, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, cho biết sản phẩm của công ty Ngọc giúp trái mãng cầu của quê nhà vươn xa, tạo công ăn việc làm cho người dân trong vùng, nông sản ở địa phương thêm đầu ra.
Ngọc Tài
https://vnexpress.net/chang-trai-mien-tay-nang-long-voi-trai-mang-cau-4548433.html
Khối lượng: 600 GAM
Giá bán : 120.000 vnđ
Khối lượng: 600 gam
Giá bán : 99.000 vnđ
Khối lượng: 600 gam
Giá bán : 99.000 vnđ
Khối lượng: 600 GAM
Giá bán : 120.000 vnđ
Khối lượng: 75 GAM
Giá bán : 75.000 vnđ
Khối lượng: 60 GAM
Giá bán : 45.000 vnđ
Khối lượng: 150 GAM
Giá bán : 112.000 vnđ
Khối lượng: 100 GAM
Giá bán : 75.000 vnđ
Khối lượng: 500 gam
Giá bán : 75.000 vnđ
CTY TNHH THỰC PHẨM DO THIÊN (VN)
Mã số thuế: 1 4 0 2 1 3 2 0 6 1 cấp 09/10/2019
Nơi cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Tháp
Người đại diện: Đặng Quý Ngọc
Giấy chứng nhận ATVSTP số: 51/2022NNPTNT-ĐT
Địa chỉ: 489/5 Hòa Khánh, Vĩnh Thới, Lai Vung, Tỉnh Đồng Tháp, VN
Email : vanhanh@dothienfood.com - Web: dothienfood.com